Hợp đồng vận chuyển theo chuyến là một trong hai loại của hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển, theo đó:
"1. Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển là thỏa thuận được giao kết giữa người vận chuyển và người thuê vận chuyển, theo đó người vận chuyển thu giá dịch vụ vận chuyển do người thuê vận chuyển trả và dùng tàu biển để vận chuyển hàng hóa từ cảng nhận hàng đến cảng trả hàng.
2. Hàng hóa là máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu, nhiên liệu, hàng tiêu dùng và các động sản khác, kể cả động vật sống, container hoặc công cụ tương tự do người giao hàng cung cấp để đóng hàng được vận chuyển theo hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển."
- Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển theo Điều 146 được phân ra tahành hai loại:
"1. Hợp đồng vận chuyển theo chứng từ vận chuyển là hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển được giao kết với điều kiện người vận chuyển không phải dành cho người thuê vận chuyển nguyên tàu hoặc một phần tàu cụ thể mà chỉ căn cứ vào chủng loại, số lượng, kích thước hoặc trọng lượng của hàng hóa để vận chuyển. Hợp đồng vận chuyển theo chứng từ vận chuyển được giao kết theo hình thức do các bên thỏa thuận.
2. Hợp đồng vận chuyển theo chuyến là hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển được giao kết với điều kiện người vận chuyển dành cho người thuê vận chuyển nguyên tàu hoặc một phần tàu cụ thể để vận chuyển hàng hóa theo chuyến. Hợp đồng vận chuyển theo chuyến phải được giao kết bằng văn bản."
Như vậy, hợp đồng vận chuyển theo chuyến là hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển mà được giao kết với điều kiện người vận chuyển dành cho người thuê vận chuyển nguyên tàu hoặc một phần tàu cụ thể để vận chuyển hàng hóa theo chuyến. Hình thức của hợp đồng vận chuyển theo chuyến phải được giao kết bằng văn bản.
Vận đơn (Bill of Lading - viết tắt là B/L) là chứng từ vận chuyển đuờng biển do người vận chuyển hoặc đại diện của họ ký phát cho người giao hàng sau khi hàng hóa đã được xếp lên tàu hoặc sau khi đã nhận hàng hóa để vận chuyển đến nơi trả hàng. Trong thực tiễn hàng hải, người ký vận đơn thường là thuyền trưởng hoặc là đại lý của tàu nếu họ được thuyền trưởng ủy quyền.
Vận đơn là bằng chứng về việc người vận chuyển đã nhận hàng hóa với số lượng, chủng loại, tình trạng như được ghi trên vận đơn để vận chuyển đến nơi trả hàng; là bằng chứng về quyền sở hữu hàng hóa, có thể dùng để định đoạt, nhận hàng và là bằng chứng của hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển.
Vận đơn được ký phát theo bộ gồm các bản gổc (original) và các bản sao (copy). Trọn bộ vận đơn gốc (full set) thường có ba bản gốc giống nhau. Khi thanh toán tiền hàng theo phương thức tín dụng chứng từ, người bán thường phải xuất trình trọn bộ vận đơn gốc mới được thanh toán tiền hàng.
Theo quy định của khoản 2 3 điều 148 Bộ luật hàng hải Việt Nam năm 2015
-"Vận đơn là chứng từ vận chuyển làm bằng chứng về việc người vận chuyển đã nhận hàng hóa với số lượng, chủng loại, tình trạng như được ghi trong vận đơn để vận chuyển đến nơi trả hàng; bằng chứng về sở hữu hàng hóa dùng để định đoạt, nhận hàng và là bằng chứng của hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển."
Vận đơn suốt đường biển là vận đơn ghi rõ việc vận chuyển hàng hóa được ít nhất hai người vận chuyển bằng đường biển thực hiện.
Vậy Các bên liên quan và trách nhiệm của các bên trong hợp đồng vận chuyển là như thế nào hãy cùng làm rõ:
Theo hợp đồng vận chuyển theo chuyến nói riêng, các bên trong hợp đồng bao gồm: Người vận chuyển, người thuê vận chuyển, Người giao hàng, người nhận hàng.Đầu tiên: Người vận chuyển
Theo quy định của khoản 2, 3 điều 147 Bộ luật hàng hải Việt Nam năm 2015
"Người vận chuyển là người tự mình hoặc ủy quyền cho người khác giao kết hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển với người thuê vận chuyển.
Người vận chuyển thực tế là người được người vận chuyển ủy thác thực hiện toàn bộ hoặc một phần việc vận chuyển hàng hóa bằng đường biển."
Trách nhiệm của người vận chuyển đó là: Chuẩn bị phương tiện chuyên chở theo yêu cầu kỹ thuật thương mại và kỹ thuật hàng hải, giao nhận hàng đúng quy định theo hợp đồng vận chuyển. Theo tập quán thương mại quốc tế thì tàu chở hàng bắt buộc phải tham gia bảo hiểm thân tàu và P and I. Người vận chuyển còn có trách nhiệm cấp vận đơn cho người gửi hàng.
Vận đơn (Bill of Loading) là một chứng từ vận chuyển hàng hải trên biển do người vận chuyển cấp cho người gửi hàng nhằm nói lên mối quan hệ pháp lý giữa người vận chuyển, người gửi hàng và người nhận hàng. Có nhiều loại vận đơn, nhưng ở đây chỉ quan tâm đến hai loại cơ bản là: vận đơn hoàn hảo (Clean B/L) hay còn gọi là vận đơn sạch và vận đơn không hoàn hảo (Unclean B/L). Người vận chuyển phải chịu trách nhiệm với những rủi ro xảy ra đối với hàng hoá theo quy định và phải có trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc cho lô hàng hoá chuyên chở trong hành trình từ cảng đi đến cảng đích.
Thứ hai, Người thuê vận chuyển
Theo Điều 147 Bộ luật hàng hải quy định về "người thuê vận chuyển" như sau:
"Người thuê vận chuyển là người tự mình hoặc ủy quyền cho người khác giao kết hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển với người vận chuyển. Trường hợp hợp đồng vận chuyển theo chứng từ vận chuyển, người thuê vận chuyển được gọi là người giao hàng."
Như vậy, trách nhiệm của người thuê vận chuyển đó là:
- Chuẩn bị hàng hoá theo đúng hợp đồng trong mua bán ngoại thương về số lượng, chất lượng, quy cách, loại hàng, bao bì đóng gói ...
- Tập kết hàng đến cảng tới ngày nhận, thông báo tàu đến nhận chuyên chở, giao hàng cho tàu khi qua lan can an toàn mới hết trách nhiệm về những rủi ro tai nạn đối với hàng hoá.
- Ngoài ra, người thuê vận chuyển (có thể là người bán hàng) phải làm các thủ tục hải quan, kiểm dịch, lấy giấy chứng nhận kiểm định phẩm chất, đóng gói bao bì phải chịu được điều kiện vận chuyển bốc dỡ thông thường. Họ phải lấy được vận tải đơn sạch. Nếu bán hàng theo điều kiện CIF họ còn có trách nhiệm mua bảo hiểm cho lô hàng hoá sau đó ký hậu vào đơn bảo hiểm để chuyển nhượng quyền lợi bảo hiểm cho người mua.
Thứ ba, Người giao hàng
"Người giao hàng là người tự mình hoặc được người khác ủy thác giao hàng cho người vận chuyển theo hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển."
Như vậy người gia phải thực hiện hành vi giao hàng cho người bán hàng hóa mình nhận được.
Thứ tư, Người nhận hàng
"Người nhận hàng là người có quyền nhận hàng quy định tại Điều 162 và Điều 187 của Bộ luật hàng hải Việt nam năm 2015"
- Trách nhiệm của người nhận hàng (có thể là người mua): Họ nhận hàng của người chuyên chở theo đúng số lượng, chất lượng... đã ghi trong hợp đồng vận chuyển và hợp đồng mua bán ngoại thương, lấy giấy chứng nhận kiểm đếm, biên bản kết toán giao nhận hàng với chủ tàu, biên bản hàng hoá hư hỏng đổ vỡ do tàu gây lên (nếu có), nếu có sai lệch về số lượng hàng đã nhập khác với hợp đồng mua bán nhưng đúng với hợp đồng vận chuyển thì người mua bảo lưu quyền khiếu nại đối với người bán.
Trường hợp nếu phẩm chất, số lượng hàng hoá được nhận có sai lệch với vận tải đơn thì người mua căn cứ vào biên bản trên bảo lưu quyền khiếu nại với chủ phương tiện chuyên chở. Ngoài ra, người nhận hang còn có trách nhiệm mua bảo hiểm cho hàng hoá nếu mua hàng theo giá CF và mua bảo hiểm, thuê tàu trả cước phí vận chuyển hàng hoá nếu mua hàng theo giá FOB hay nhận lại chứng từ bảo hiểm do người bán chuyển nhượng nếu mua hàng theo giá CIF.
Thứ năm, Bên bảo hiểm
Bên cạnh các chủ thể liên quan trên, còn một chủ thể không thể không kể đến đó là: bên bảo hiểm.
- Trách nhiệm của người bảo hiểm đó là họ phải có trách nhiệm với những rủi ro được bảo hiểm gây ra cho lô hàng hoá tham gia bảo hiểm, người bảo hiểm cũng có trách nhiệm kiểm tra các chứng từ liên quan đến hàng hoá, hành trình vận chuyển và bản thân tàu chuyên chở. Khi xảy ra tổn thất thuộc phạm vi trách nhiệm của bảo hiểm, người bảo hiểm có trách nhiệm tiến hành giám định, bồi thường tổn thất và đòi người thứ ba nếu họ gây ra tổn thất này.
Như vậy trong hợp đồng vận chuyển mỗi bên đều có trách nhiệm theo quy định của Luật Hàng Hải Việt Nam. Để được bồi thường tổn thất xảy ra trong quá trình vận chuyển bằng đường biển, đại bộ phận chủ hàng đều mua bảo hiểm cho hàng hóa của mình. Việc có mua bảo hiểm hay không, mua bảo hiểm theo điều kiện nào do chủ hàng tự quyết định tùy theo loại hàng. Thông thường những loại hàng có giá trị cao như máy móc thiết bị đắt tiền, thiết bị tin học hoặc hàng tiêu dùng cao cấp chủ hàng mua bảo hiểm theo điều kiện A, ngược lại đối với những lô hàng trị giá thấp như phân bón, than, quặng, sắt vụn... thường người ta mua bảo hiểm theo điều kiện B hoặc C. Đối với những lô hàng có mua bảo hiểm khi xảy ra rủi ro đúng như quy định cùa hợp đồng bảo hiểm trong quá trình vận chuyển, người bảo hiểm sẽ bồi thường cho người mua bảo hiểm. Số tiền bồi thường này thường bị khấu trừ một tỷ lệ nhỏ gọi là phần tự người mua bảo hiểm phải gánh chịu (Deductible). Theo thông lệ quốc tế cũng như Bộ luật hàng hải Việt Nam, sau khi bồi thường cho người mua bảo hiểm, người bảo hiểm được thế quyền người mua bảo hiểm để đòi lại người vận chuyển bồi hoàn. Số tiền mà người bảo hiểm được bồi hoàn thông thường thấp hơn nhiều so với số tiền mà họ đã chi ra để bồi thường cho người mua bảo hiểm.
Theo hợp đồng vận chuyển theo chuyến hoặc vận đơn, người vận chuyển cũng sẽ bồi thường tổn thất xảy ra đối với hàng hóa nếu do lỗi của mình gây ra.
Tuy nhiên, theo thông lệ quốc tế cũng như Bộ luật hàng hải Việt Nam năm 2015 (trường hợp miễn trách nhiệm của người vận chuyển) người vận chuyển được miễn trừ trách nhiệm nếu tổn thất mất mát hàng hóa xảy ra nằm trong các trường hợp miên trừ đó. Ngoài ra, theo quy định của Bộ luật hàng hải Việt Nam cũng như thông lệ quốc tế, trong bất cứ trường hợp nào người vận chuyển cũng được giới hạn trách nhiệm khi bồi thường
Một điều cũng đáng lưu ý là có những rủi ro người vận chuyển được hoàn toàn miễn trách nhiệm như hàng bị hư hỏng đo cháy (không phải lỗi của thuyền viên) trong khi đó bảo hiểm lại bồi thường khi hư hỏng tổn thất xảy ra vì rủi ro này. Từ đó thấy rằng, mua bảo hiểm cho hàng hóa vận chuyển bàng đường biển rất có lợi cho chủ hàng.
Mọi vướng mắc pháp lý liên quan vui lòng liên hệ Luật Phúc Gia, Hotline: 0985.181.183
Trân trọng!