Tập quán là quy tắc xử sự có nội dung rõ ràng để xác định quyền, nghĩa vụ của cá nhân, pháp nhân trong quan hệ dân sự cụ thể, được hình thành và lặp đi lặp lại nhiều lần trong một thời gian dài, được thừa nhận và áp dụng rộng rãi trong một vùng miền, dân tộc, cộng đồng dân cư hoặc trong một lĩnh vực dân sự.

- Chứa đựng quy tắc xử sự chung: Tập quán phải thể hiện được thói quen trong xử sự đã trở thành nếp sống được mọi người trong cộng đồng dân cư nhất định công nhận và tuân theo
- Có liên quan đến quyền, nghĩa vụ của các chủ thể: Thói quen, xử sự trong tập quán có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của chủ thể là thói quen bắt buộc phải tuân theo quy tắc xử sự chung bởi khi xử sự của người này không tuân theo quy tắc xử sự đó sẽ ảnh hưởng đến quyền, lợi ích của người khác. Các thói quen không làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích của ai thì chỉ là phong tục, không được coi là tập quán. Chẳng hạn phong tục dựng cây nêu trong ngày tết
- Thói quen về một lĩnh vực dân sự cụ thể:
Có nhiều tên gọi khác nhau về tập quán như: tập quán địa phương, tập quán vùng, tập quán miền, tập quán dân tộc, tập quán nghề nhưng về cơ bản có hai loại tập quán sau:
Một là, Tập quán địa phương là tập quán tồn tại trong một cộng đồng dân cư nhất định được xác định theo vị trí địa lý của vùng miền, hoặc theo địa giới hành chính.
Hai là, tập quán dân tộc là tập quán của cộng đồng người trong cùng một dân tộc thiểu số, được hình thành theo thói quen tâm lý của những người thuộc dân tộc đó.
Trong trường hợp xảy ra các tranh chấp thuộc về lĩnh vực dân sự nhưng chưa có các quy định của pháp luật điều chỉnh trực tiếp các tranh chấp đó thì có thể áp dụng tập quán để giải quyết tranh chấp đó, nếu đã có tập quán và việc áp dụng tập quán không trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự
Vì vậy, tập quan được áp dụng trong các trường hợp sau:
Một, tập quán được áp dụng trong trường hợp tại địa phương nơi xảy ra tranh chấp đã có tập quán thì áp dụng tập quán đó để giải quyết tranh chấp, dù có thể các bên tranh chấp là người ở địa phương khác nhau và mỗi địa phương đều có tập quán về vấn đề đang tranh chấp.
Hai, trong trường hợp tại địa phương nơi xảy ra tranh chấp đã có tập quán thì áp dụng tập quán đó để giải quyết tranh chấp , dù có thể các bên tranh chấp là người thuộc các dân tộc khác nhau mà mỗi dân tộc đều có tập quán về vấn đề đang tranh chấp
Ba, trong trường hợp các bên tranh chấp là cùng một dân tộc mà dân tộc đó đã có tập quán về vấn đề đang tranh chấp thì áp dụng tập quán của dân tộc đó để giải quyết, mặc dù tại địa phương nơi xảy ra tranh chấp cũng có tập quán về vấn đề đang tranh chấp.