
1. Quy định về bảo hộ quyền tác giả đối với bài viết
1. Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ bao gồm:
a) Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;
b) Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;
c) Tác phẩm báo chí; d) Tác phẩm âm nhạc; đ) Tác phẩm sân khấu;
e) Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự (sau đây gọi chung là tác phẩm điện ảnh);
g) Tác phẩm mỹ thuật, mỹ thuật ứng dụng;
h) Tác phẩm nhiếp ảnh;
i) Tác phẩm kiến trúc;
k) Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, kiến trúc, công trình khoa học;
l) Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian;
m) Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.
2. Tác phẩm phái sinh chỉ được bảo hộ theo quy định tại khoản 1 Điều này nếu không gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh.
3. Tác phẩm được bảo hộ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này phải do tác giả trực tiếp sáng tạo bằng lao động trí tuệ của mình mà không sao chép từ tác phẩm của người khác.
4. Chính phủ hướng dẫn cụ thể về các loại hình tác phẩm quy định tại khoản 1 Điều này.”
Theo đó, trường hợp bài viết thuộc 1 trong các loại hình được bảo hộ quyền tác giả do tác giả trực tiếp sáng tạo bằng lao động trí tuệ của mình mà không sao chép từ tác phẩm của người khác thì sẽ được bảo hộ quyền tác giả.
2. Quyền tài sản của chủ sở hữu quyền tác giả
“Điều 20. Quyền tài sản
1. Quyền tài sản bao gồm:
...
c) Sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp toàn bộ hoặc một phần tác phẩm bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 3 Điều này;
...
2. Các quyền quy định tại khoản 1 Điều này do tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép tổ chức, cá nhân khác thực hiện theo quy định của Luật này.
Tổ chức, cá nhân khi khai thác, sử dụng một, một số hoặc toàn bộ các quyền quy định tại khoản 1 Điều này và khoản 3 Điều 19 của Luật này phải được sự cho phép của chủ sở hữu quyền tác giả và trả tiền bản quyền, các quyền lợi vật chất khác (nếu có) cho chủ sở hữu quyền tác giả, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, các điều 25, 25a, 26, 32 và 33 của Luật này. Trường hợp làm tác phẩm phái sinh mà ảnh hưởng đến quyền nhân thân quy định tại khoản 4 Điều 19 của Luật này còn phải được sự đồng ý bằng văn bản của tác giả.”
3. Mức phạt tiền khi sao chép bài viết không xin phép, không trích nguồn.
- Đối với cá nhân: Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng.
- Đối với tổ chức: Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng.
Biện pháp khắc phục: Buộc gỡ bỏ bài viết vi phạm trên mạng xã hội hoặc tiêu hủy bản sao vi phạm.
Như vây, Việc sao chép bài viết của người khác và đăng lên mạng xã hội mà không xin phép hoặc không dẫn nguồn là hành vi vi phạm quyền tác giả theo quy định của pháp luật Việt Nam. Hành vi này có thể bị xử phạt hành chính với mức tiền phạt từ 15.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với cá nhân, và từ 30.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với tổ chức.
Để tránh vi phạm và bảo vệ quyền lợi của chính mình, cá nhân và tổ chức cần tôn trọng bản quyền, xin phép khi sử dụng nội dung của người khác và đảm bảo trích dẫn nguồn đầy đủ. Điều này không chỉ giúp tuân thủ pháp luật mà còn góp phần xây dựng một môi trường sáng tạo, tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ.
Doanh nghiệp cần dịch vụ tư vấn pháp luật thường xuyên vui lòng liên hệ:
CÔNG TY LUẬT TNHH PHÚC GIA
Trụ sở: Tầng 5 tòa nhà văn phòng số 55 Phố Đỗ Quang, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội.
Hotline: 0912.68.99.68 - 024.39.95.33.99
Email nhận tư vấn: tuvan@luatphucgia.vn
Website: luatphucgia.vn