Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ khái niệm, giá trị pháp lý, căn cứ pháp lý và các quy định mới nhất liên quan đến loại giấy tờ này.

Căn cứ pháp lý về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
- Nghị định 101/2024/NĐ-CP về điều tra cơ bản đất đai, đăng ký, cấp GCN quyền sử dụng đất và hệ thống thông tin đất đai
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là gì?
“21. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất. Tài sản gắn liền với đất được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất là nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất theo quy định của pháp luật. Giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của các luật có liên quan được thực hiện theo quy định của Luật này có giá trị pháp lý tương đương như Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất tại Luật này.”
Giấy chứng nhận thường được gọi là sổ đỏ hoặc sổ hồng trong dân gian, tuy nhiên tên gọi chính thức đã được thống nhất theo quy định mới là:
"Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất."
Các loại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hiện nay
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
- Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở;
- Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở.
Từ ngày 10/12/2009, Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành mẫu Giấy chứng nhận mới áp dụng chung trên phạm vi cả nước với tên gọi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (Giấy chứng nhận có bìa màu hồng).
Mặc dù áp dụng chung một mẫu Giấy chứng nhận nhưng các loại Giấy chứng nhận được ban hành trước ngày 10/12/2009 vẫn có giá trị pháp lý và không bắt buộc phải đổi sang mẫu Giấy chứng nhận mới (không bắt buộc đổi sang Sổ hồng).
Đến ngày 01/8/2024, khi Luật Đất đai 2024 chính thức có hiệu lực, Sổ đỏ đã có tên gọi mới là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất. Các loại Giấy chứng nhận trước đó vẫn có giá trị tương đương với Giấy chứng nhận được nêu tại Luật này.
Giá trị pháp lý của Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Giấy chứng nhận là căn cứ để xác định ai là người có quyền sử dụng đất, ai là chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất theo thông tin tại trang bìa hoặc trang ghi thông tin biến động.
Là điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất
Khoản 1 Điều 45 Luật Đất đai 2024 quy định:
Điều 45. Điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất; nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất
1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, trừ trường hợp thừa kế quyền sử dụng đất, chuyển đổi đất nông nghiệp khi dồn điền, đổi thửa, tặng cho quyền sử dụng đất cho Nhà nước, cộng đồng dân cư và trường hợp quy định tại khoản 7 Điều 124 và điểm a khoản 4 Điều 127 của Luật này;
- Là căn cứ để giải quyết tranh chấp đất đai
Căn cứ khoản 1 và 2 Điều 236 Luật Đất đai 2024 về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai thì:
- Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 137 Luật Đất đai 2024 thì do Tòa án nhân dân giải quyết.
- Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 137 Luật Đất đai 2024 thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau:
- Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại UBND cấp có thẩm quyền (cấp tỉnh, cấp huyện).
- Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
- Căn cứ để xác định loại đất (xem trong Sổ đỏ, Sổ hồng sẽ thấy phần mục đích sử dụng đất).
- Là thành phần trong hồ sơ đăng ký biến động khi thực hiện các quyền chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn, chuyển mục đích sử dụng đất,…
Thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 21 Nghị định 101/2024/NĐ-CP, nơi nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận là Bộ phận Một cửa của UBND cấp tỉnh nơi có đất.
Bước 2: Tiếp nhận và giải quyết hồ sơ
Cơ quan sẽ tiếp nhận và giải quyết hồ sơ cấp Giấy chứng nhận lần đầu trong 23 ngày làm việc gồm 20 ngày đăng ký đất đai lần đầu và 03 ngày cấp Giấy chứng nhận.
Trong đó:
- Cơ quan Nhà nước sẽ thực hiện những công việc này: Xác nhận hiện trạng đất; Đo đạc, xác minh bản trích đo địa chính.
- Người nộp hồ sơ thực hiện nghĩa vụ tài chính.
CÔNG TY LUẬT TNHH PHÚC GIA
Trụ sở: Tầng 5 tòa nhà văn phòng số 55 Phố Đỗ Quang, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy , Thành Phố Hà Nội.
Hotline: 024.39.95.33.99 - 0912.68.99.68
Email: tuvan@luatphucgia.vn