1. Khái niệm
Điều 309 Bộ luật dân sự 2015 (BLDS) quy định “Cầm cố tài sản là việc một bên (bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.”
Điều 317 BLDS quy định “Thế chấp tài sản là việc một bên (bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (bên nhận thế chấp).”
2. Điểm giống nhau
- Khi cầm cố, thế chấp phải lập thành văn bản - đây là dạng hợp đồng phụ mang tính chất bổ sung cho nghĩa vụ ở hợp đồng chính
- Đều là các biện pháp đảm bảo nghĩa vụ dân sự, tồn tại với mục đích nâng cao trách nhiệm của các bên trong quan hệ nghĩa vụ dân sự trong phạm vi đã thỏa thuận.
- Đối tượng là tài sản của bên cầm cố hoặc bên thế chấp được phép giao dịch và bảo đảm có giá trị thanh toán cao
- Có nghĩa vụ báo có cho bên nhận cầm cố hoặc nhận thế chấp về các quyền của người thứ ba đối với tài sản giao dịch (nếu có)
- Bên cầm cố hoặc bên thế chấp có quyền được bán và thay thế tài sản trong một số trường hợp nhất định
- Thời điểm chấm dứt: Khi nghĩa vụ bảo đảm chấm dứt.
- Có phương thức xử lý tài sản giống nhau theo quy định tại Điều 303 BLDS.
Tiêu chí | Cầm cố tài sản | Thế chấp tài sản |
Bản chất | Là hình thức bắt buộc có sự chuyển giao tài sản (chuyển giao dưới dạng vật chất) Điều 309 BLDS 2015 | Không có sự chuyển giao tài sản mà chỉ chuyển giao các giấy tờ chứng minh tình trạng pháp lý của tài sản (chuyển giao dưới dạng giấy tờ) Điều 317 BLDS 2015 |
Đối tượng | Thường là động sản, các loại giấy tờ có giá như trái phiếu, cổ phiếu,..Tài sản cầm cố phải là tài sản hiện tại có thể cầm, nắm và sử dụng, định đoạt,.. | Thường là động sản, bất động sản, tài sản được hình thành trong tương lai, tài sản đang cho thuê cũng như lợi tức thu được từ việc cho thuê tài sản, tài sản thế chấp được bảo hiểm thì khoản tiền bảo hiểm cũng có thể được thế chấp. |
Thời điểm có hiệu lực | Hợp đồng cầm cố có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác. Khi bên cầm cố chuyển giao tài sản cho bên nhận cầm cố. (Điều 310 BLDS 2015) |
Hợp đồng thế chấp tài sản có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác. Khi bên thế chấp chuyển giao các giấy tờ chứng minh tình trạng pháp lý của tài sản cho bên nhận thế chấp. (Điều 319 BLDS 2015) |
Hình thức của hợp đồng | Việc cầm cố phải được lập thành văn bản, không cần công chứng, chứng thực | Việc thế chấp phải được lập thành văn bản. Trong trường hợp pháp luật có quy định thì văn bản này phải được công chứng, chứng thực hoặc đăng ký |
Quyền và nghĩa vụ của bên nhận bảo đảm | Bên nhận cầm cố sẽ được hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố, phải có trách nhiệm bảo quản tài sản cho bên cầm cố | Bên nhận thế chấp không được hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản thế chấp, không phải bảo quản tài sản cho bên thế chấp nhưng phải chịu rủi ro về giấy tờ liên quan đến tài sản |
Đăng ký giao dịch bảo đảm | Cầm cố tàu bay, tàu biển là phải đăng ký giao dịch bảo đảm, còn lại các loại cầm cố khác không cần. | Hầu hết các loại thế chấp đều phải đăng ký giao dịch bảo đảm |
Mức độ rủi ro | Rủi ro thấp hơn cho bên nhận cầm cố do đã nắm giữ tài sản và được quyền bán, đổi tài sản cầm cố khi bên cầm cố vi phạm nghĩa vụ. | Rủi ro cao hơn cho bên nhận thế chấp do không nắm giữ trực tiếp tài sản. Ví dụ: trường hợp giấy tờ giả, tài sản bị thay đổi trong thời gian thế chấp,.. |
Đối tượng thực hiện | Là các cá nhân, tổ chức nhưng thực tế thường rất đa dạng, không chỉ là tổ chức tín dụng | Là các cá nhân, tổ chức nhưng thực tế thì thường một bên là tổ chức tín dụng cho vay. |