“Điều 53. Tái phạm, tái phạm nguy hiểm
1. Tái phạm là trường hợp đã bị kết án, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội do cố ý hoặc thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do vô ý.
2. Những trường hợp sau đây được coi là tái phạm nguy hiểm:
a) Đã bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý;
b) Đã tái phạm, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội do cố ý.”
Như vậy, theo như quy định tại Điều 53 BLHS “Tái phạm” và Tái phạm nguy hiểm được định nghĩa như sau:
“Tái phạm” là việc lặp lại hành vi phạm tội chủ thể, nghĩa là trước đó chủ thể đó đã thực hiện hành vi phạm tội. Tuy nhiên không phải mọi trường hợp thực hiện hành vi phạm tội mới đều được xem là tái phạm quy định tại Điều luật này. Cụ thể để xác định hành vi phạm tội mới là tái phạm phải đảm bảo 2 điều kiện:
- Thứ nhất, trường hợp đó đã bị kết án và chưa xóa án tích
- Thứ hai, Phạm tội do cố ý hoặc phạm tội phạm rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng do vô ý.
Như vậy có những trường hợp loại trừ sau đối với tái phạm:
- Thực hiện hành vi phạm tội nhưng chưa bị kết án hoặc đã bị kết án nhưng đã được xóa án tích;
- Phạm tội ít nghiêm trọng, nghiêm trọng do vô ý.
“Tái phạm nguy hiểm” bao gồm 2 trường hợp:
- Trường hợp 1: Đây là trường hợp dễ gây nhầm lẫn với tái phạm nếu như không đọc kỹ từng câu chữ trong quy định của BLHS. Để xác định là tái phạm nguy hiểm trong trường hợp này cần đáp ứng đủ hai điều kiện:
Một là, Chủ thể đã bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xóa án tích.
Tại quy định về tái phạm cũng quy định về việc chủ thể đã bị kết án, chưa được xoá án tích mà lại phạm tội nhưng không có quy định rõ loại tội phạm trước đó là tội phạm gì. Con tại quy định về trường hợp 1 của tái phạm nguy hiểm thì nêu rõ Chủ thể ở đây đã bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xoá án tích có nghĩa là: Tội phạm mà chủ thể thực hiện ở lần đầu có tính nguy hiểm cho xã hội cao với lỗi cố ý, chưa được xoá án tích.
Hai là, tiếp tục phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý;
Quy đình về tái phạm cũng có mô tả về việc chủ thể tiếp tục phạm một tội mới là tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng khi chưa được xoá án tích về tội phạm cũ. Nhưng cần lưu ý ở đây với Tái phạm thì lỗi khi thực hiện hành vi phạm tội mới này là vô ý, với quy định về tái phạm nguy hiểm là do lỗi cố ý.
Từ trường hợp này có thể thấy rằng rất dễ xảy ra sự nhầm lần giữa tái phạm và tái phạm nguy hiểm. Do đó cần xem xét kĩ quy định của pháp luật để tránh nhầm lẫn giữa hai quy định này của pháp luật hình sự
- Trường hợp 2: làm rõ mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội
Thứ nhất, chủ thể đã được xác định là đã tái phạm mà chưa được xóa án tích.
Có nghĩa là chủ thể trong trường hợp này đã bị kết án với 2 lần phạm tội, và lần hai được xác định với tình tiết là tái phạm, trong khi chưa được xoá án tích với bản án mới thì lại phạm tội lần 3
Thứ hai, BLHS quy định rõ hành vi phạm tội trong trường hợp này với lỗi cố ý
Việc nhiều lần phạm tội với lỗi cố ý đã thể hiện rõ mức độ nguy hiểm của tội phạm
Qua phân tích thì có thể thấy giữa tái phạm và tái phạm nguy hiểm cũng dễ gây nhầm lần, hãy cùng Luật Phúc Gia phân biệt 2 khái niệm này nhé.
Nội dung | Tái phạm | Tái phạm nguy hiểm |
Căn cứ pháp lý | Khoản 1 điều 53 BLHS sửa đổi, bổ sung 2017 | Khoản 2 điều 53 BLHS sửa đổi, bổ sung 2017 |
Định nghĩa | Là trường hợp đã bị kết án, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội do cố ý hoặc thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do vô ý. | Đã bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý; Đã tái phạm, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội do cố ý. |
Dấu hiệu xác định | Một là, người đó đã bị kết án Hai là, người bị kết án chưa được xoá án tích Ba là, phạm tội mới do cố ý hoặc tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng do vô ý. |
Một là, người phạm tội đã tái phạm Hai là, người bị kết án và bản án đã kết án đối với họ chưa được xóa án tích. Ba là, người phạm tội lại phạm tội do cố ý. Theo đó, tội mới là bất kỳ tội phạm cụ thể nào, có thể là tội ít nghiêm trọng, tội nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng. |
Tái phạm và tái phạm nguy hiểm là một trong những tình tiết tăng nặng được quy định tại điểm h Điều 52 Bộ Luật Hình sự 2015. Đối với một số tội quy định tái phạm có thể là tình tiết định khung của tội phạm; còn đối với những tội danh không quy định tái phạm; tái phạm nguy hiểm là tình tiết định khung thì đây có thể được coi là tình tiết tăng nặng để xác định mức phạt cụ thể. Do tái phạm; tái phạm nguy hiểm là tình tiết thuộc về nhân thân người phạm tội; quyết định cùng một hành vi mà người này có thể có mức phạt khác với người kia.
Ở một số tội phạm, tái phạm; hoặc tái phạm nguy hiểm được coi là một tình tiết định khung; hay còn có thể hiểu như là tình tiết cấu thành tội phạm. Khi tình tiết tái phạm, tái phạm nguy hiểm đã là dấu hiệu định tội hoặc định khung hình phạt thì không được coi là tình tiết tăng nặng khi quyết định hình phạt nữa.
Đối với việc áp dụng tình tiết tái phạm; tái phạm nguy hiểm là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thì khi hành vi đã thỏa mãn các dấu hiệu cấu thành tội phạm thì dù có áp dụng bao nhiêu tình tiết tăng nặng cũng không làm người phạm tội phải chịu tội danh nặng hơn hay định khung hình phạt nặng hơn hành vi tội phạm mà người đó đã thực hiện; tức là Tòa án chỉ được phép tăng mức phạt trong cùng một khung hình phạt.
Trên đây là một số phân tích pháp lý về tái phạm và tái phạm nguy hiểm, mọi vướng mắc pháp lý vui lòng liên hệ:
CÔNG TY LUẬT TNHH PHÚC GIA
Hotline: 0985.181.183
Gmail: luatphucgia@gmail.com
Địa chỉ: Số 55 Phố Đỗ Quang, Phường Trung Hoà, Quận Cầu Giấy, TP Hà Nội
Trân trọng!